Công dụng chữa bệnh xuyên khung đã được người xưa kế thừa và phát huy cho đến ngày nay. Dược liệu này lấy thân rễ khô của cây thuốc xuyên khung. Đây là vị thuốc được sử dụng để chữa trị đau đầu, đau nhức xương khớp và một số bệnh khác khá hiệu quả.

Hoa và lá xuyên khung nhận dạng ngoài tự nhiên

công dụng chữa bệnh cây xuyên khung bạn cần biết

1) Mô tả cây thuốc xuyên khung:

Theo các tài liệu mà nhà thuốc Đông Y Đỗ Thái Nam thì Xuyên khung tên khoa học là Ligusticum wallichii thuộc họ hoa tán. Đây là cây thân thảo có thể sống lâu năm. Thân cây mọc thẳng đứng, cao khoảng 30-120 cm không có lông.  Ở giữa thân rỗng ruột. Lá cây mọc so le, kép 2-3 lần, trên đó có 3-5 đôi lá chét. Cuống lá dài 9-17 cm phía dưới ôm lấy thân. Phiến lá rách sâu. Hoa nhỏ màu trắng có hình trứng ngược, thường ra vào mùa thu. Quả song bế hình trứng thuôn dài kích thước khoảng 4mm. Cây ra hoa và kết quả vào mua thu từ khoảng tháng 7 đến thàng 9.

Củ xuyên khung to bằng nắm tay với đường kính từ 3-6 cm. Ngoải vỏ củ nhăn và có màu nâu vàng. Trên thân củ có có nhiều vết hình tròn nhô lên, lõm xuống.

2) Nguồn gốc và Phân bố:

– Để phát huy hết công dụng chữa bệnh xuyên khung thì các người thu hái phải biết rõ nguồn gốc, thờ gian thu hết của dược liệu này.

– Loài cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hiện nay các vùng như Tứ Xuyên là nơi cung cấp xuyên khung rất lớn và cũng chất lượng. Ở Vân Nam cũng có nhiều cây này. Ngoài ta còn tìm thấy cây ở Ấn Độ, Nepal. Cây thường mọc ở sườn đồi có bòng âm, ở các rừng cây nơi có độ coa từ 1500- 3700 m

– Ở nước ta Xuyên khung  đã được di thực vào từ thế kỷ trước và được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi, nơi có khí hậu mát mẻ như : Hà Giang, Lào Cai, Vĩnh Phúc và một số tỉnh thành khác.  Người ta có thể trồng bằng hạt hoặc bằng mầm vào tháng 1-2 khoảng 2 năm là có thể thu  hoạch củ.

3) Bộ phận dùng làm thuốc:

– Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ của cây xuyên khung. Củ phơi khô hoặc sấy khô. Có công dụng hoạt huyết, hành khí, khứ phong, chỉ thống. Thuốc dùng để chữa đau đầu, chóng mặt, kinh bế, hành kinh bụng đau, tay chân tê dại.

4) Thu hái và bào chế:

Cây thường được khoảng 2 năm tuổi là thu hoạch. Người ta thường thu hái củ vào mùa thu đông thường là tháng 10-12. Khi thu hoạch đào sâu chỉ lấy củ và loại bỏ phần thân, rễ con. Củ đưa về sửa sạch hoặc phơi sấy cho khô.

Những củ nào to, chắc, nặng, có vỏ ngoài đen vàng và mặt cắt có màu vàng trắng, mùi thơm đặc biệt là củ tốt.

Có nhiều cách bào chế: xuyên khung khô ngâm nước ủ kín cho đến khi mềm thì  thái lát phơi phô. Ngoài ra người ta còn thái lát ngâm rượi hoặc thái lát sao với lửa nóng cho đen. Nếu dùng sống thì thái lát, sao qua rồi tẩm rượu 1 đêm lại sao qua.

Củ xuyên khung dùng làm thuốc chữa bệnh trong y học dân tộc

công dụng chữa bệnh xuyên khung phơi khô

5) Thành phần hóa học:

– Công dụng chữa bệnh Xuyên khung được các nhà nghiên cứu phát hiện với các thành phần bên trong như: chứa tinh dầu có tác dụng an thần, hưng phấn trung khu hô hấp.

– Ngoài ra còn có thêm dầu béo, axit ferulic và các chất phtalid (ligustilide, butylphthalide, butylidenephthalide….)

6) Tính, vị, quy  kinh;

Theo đông ý vị thuốc này có vị cay, tính ấm vào kinh  Can, Đởm, Tâm Bào

7) Ứng dụng trong lâm sàng của vị thuốc:

– Dùng cho người đau đầu do ngoại cảm phong tà hoặc đau khớp do phong thấp , gân co rút. Khi đau đầu do phong hàn hay váng đầu sau phẩu thuật có thể dùng:  xuyên khung 6g; bạch chỉ , phòng phong , kinh giới đều 12 g, 8 g khương hoạt và 6 g bạc hà cùng  tế tân 3g, cam thảo 4g.  Có thể sắc uống hoặc tán bột mỗi lần uống trộn 4g với nước chè uống.

-Trị dau đầu do phong nhiệt dùng xuyên khung, cương tằm mỗi vị 6 g cùng thạch cao sống, cúc hoa 12g sắc uống hoặc nghiền bột.

-Trị đau nửa đầu chỉ cần dùng xuyên khung tán mịn mỗi lần uống 6 g ngày 2-3 lần.

-Tri bế kinh, kinh nghuyệt không đều, sinh khó: 8 g xuyên khung cùng đương quy 12 g sắc với rượu và nước mỗi thứ 1 nửa.

-Trị đau nhức khớp: xuyên khung và bạc hà 6 g, phòng phong, bạch chỉ, kinh giới 12 g và khương hoạt 8 g, tế tân, cam thảo 4 g sắc lên uống

=> Ngoài ra công dụng chữa bệnh xương khung còn được dùng trong các trường hợp cho phụ nữ có thai  đau bụng, động thai, thai chết lưu, trị đau ngực, bênh răng miệng, hậu sản và một số bệnh tim mạch, bệnh mạch vành và đau thắt ngực…Xuyên khung còn được nấu với thịt lợn cũng có tác dụng chữa bệnh

8) Chỉ định:

Vị thuốc này được khuyến cáo kiêng kỵ với các trường hợp sau:

– Người âm hư hỏa vượng, nôn mửa, ho, mồ hôi tự ta, mồ hôi trộm, khát nước, họng khô….

 – Kinh nguyệt quá nhiều.

– Người mắc các chứng bệnh có khả năng gây xuất huyết dưới da và nội tạng cần thận trọng.   

– Khí thăng, đờm suyễn.

– Vị thuốc này sợ các vị như Hoàng Kỳ, Sơn Thù, lang động và ghét các chị như Tiêu Thạch, hoàng liên, hoạt thạch, phản vị lê lô.

9) Cách dùng và liều dùng:

Có thể dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác nếu cần. Thông thường hay sắc uống hoặc tán bột uống. Uống quá lâu ngày và liều nhiều có thể có một số tác dụng phụ . Theo Phẩm Hối Tinh Nghĩa thì uống xuyên khung lâu ngày dẫn đến mất chân khí. Mỗi này chỉ nên dùng 4-8 g và cùng theo chỉ định của bác sỹ người kê đơn, không nên tự tiện dùng thuốc để chữa bệnh.

Nguồn: các vị thuốc trong đông y