Vị thuốc thạch xương bồ là thuốc đầu tiên được ghi trong sách “bản kinh”. Một dược liệu được áp dụng để trị nhiều bệnh như đau nhức xương khớp, ngoại cảm, tiêu chảy…Để tìm hiểu chi tiết về nó thì nha thuoc Do Thai Nam sẽ liệt kê đầy đủ thông tin tóm tắt nhất để mọi người nắm biết về mô tả, khu vực sinh trưởng, bộ phận dùng làm thuốc chữa bệnh, tác dụng, chỉ định như sau:

Lá và hoa thủy xương bồ ngoài tự nhiên

vị thuốc thạch xương bồ

1) Mô tả:

Thảo dược hay còn được gọi bằng những cái tên khác như thạch xương bồ, bạch bồ. Tên khoa học Acorus gramineus Soland: Acorus calamus L.Thuộc họ ráy Araceae.

Đây là cây thân cỏ nhưng sống được rất lâu năm. Lá cây có hình dải hẹp, dài tới 150 cm rộng khoảng 1-3 cm. Lá có bẹ ở phần dưới mọc ôm lấy nhau và phần trên xòe sang 2 bên. Hoa hình trụ dài khoảng 5 cm nằm trên một cán hoa, cán này được phủ bởi là bắc to và dài nên thoạt nhìn cứ tưởng hoa mọc trên lá. Trên hoa có nhiều hoa nhỏ màu lục và xếp theo hình xoắn ốc. Quả cây mọng và có màu đỏ. Cây thường ra hoa vào tháng 6-7 và cho quả vào tháng 8.

 Rễ phân nhiều nhánh, nhiều đốt và có nhiều rễ con. Rễ và thân lá có mùi thơn rất đặc biệt.

2) Sinh trưởng và phân bố cây vị thuốc thạch xương bồ:

– Để dùng vị thuốc thạch xương bồ thì người dân hoặc thầy thuốc nên biết được khu vực phân bố của chúng mà tiến hành thu hái chọn lọc làm dược liệu. Loài cây này thích hợp với các vùng đất ẩm ướt bởi thế nó thường mọc ở các vùng đầm lầy, ao hồ và các vùng có nước, các bãi bồi. Cây sinh trưởng ở nơi có độ cao dưới 2500 m. Loài cây này cũng đã được trồng.

– Thủy xương bồ có nguồn gốc của vùng Trung Á. Ngày nay Cây có mặt ở trên nhiều nơi trên thế giới nhưng nhiều nhất là ở các vùng Trung Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Inđônêxia. Ở nước ta, cây mọc ở các tỉnh  Lào Cai, Ninh Bình, Quảng Trị,  và các tình miền nam như Lâm Đồng.

thân rễ vị thuốc thủy xương bồ

3) Bộ phần được dùng làm thuốc:

– Bộ phận được sử dụng làm vị thuốc thạch xương bồ đó chính là thân rễ. Rễ có hình trụ hơi dẹt, to bằng khoảng đầu ngón tay dài tới 1 m nhưng không thẳng mà cong queo, trên thân có những vết sẹo lá. Đầu thân rễ có phân nhánh, mỗi nhánh dài 5-8 cm. Vỏ ngoài của rễ có màu nâu xám và sần sùi, mặt cắt có nhiều xơ. Cây nào có thân rễ mập mạp mắt cắt màu trằng và có hương thơm đậm là loại tốt.

– Thân cây cũng được dùng trong một số bài thuốc cổ phương trong y học cổ truyền được nhiều lương y thầy thuốc lâu năm sử dụng trong bốc thuốc kê toa chữa bệnh cho nhân dân.

4) Thu hái và chế biến:

Người ta thường thu hoạch thân rễ cây vào tháng 9 hoặc 10. Khi đào chọn cây lâu năm lấy rễ già. Rễ đào về rửa sạch đất cát. Sau đó được chất lên giàn, ở dưới đốt lửa để làm cháy các bẹ lá và rễ con trên rễ chính, đồng thời làm giảm bớt thủy phân. Sau khi đốt xong người ta cắt thành những đọan dài 8- 15 cm, cắt bỏ rễ con còn sót lại và đem phơi nắng hoặc sấy sô để dễ dàng bảo quản.

vị thuốc thủy xương bồ tươi

5) Thành phần hoa học:

– Theo các nguyên cứu hiện đại vị thuốc thạch xương bồ có chứa 1,5 – 3,5% tinh dầu thơm dễ bay hơi. Trong tinh dầu này chủ yếu là asaron, và cũng có nhiều asarylandehyt có glucozit đắng gọi là acorin và tanin. Tinh dầu của vị thuốc có nhiều tác dụng đã được nghiên cứu và thử nghiệm…

– Chứa Chất đắng acorin có tác dụng kích thích các  tuyến nước bọt, tuyến dạ dày và ruột tốt cho tiêu hóa.

– Ngoài ra còn có thêm vitamin và tinh bột, một ít tanin, chất nhầy, acid béo, cholin. Một số nghiên cứu còn tìm ra các chất nhưcalamendiol, acorenone, acolamone, shyobunone, acoragernacrone, acorone, isoacolamone.

6) Tính, vị và quy kinh:

– Vị cay, tính ấm có mùi thơm đặc trưng.

7) Công dụng:

– Vị thuốc thạch xương bồ có công dụng Khu phong, thông khiết, kiện tỳ, hòa khí trừ đàm, sát trùng, giải độc chữa hôn mê, trúng gió, đau nhức xương khớp do ngoại cảm, tiêu chảy.

8) Ứng dụng trong lâm sàng ngày nay:

– Hỗ trợ điều trị các chứng như nặng đầu tai ù hay thể đàm thấp:   Xương bồ 20 g các vị như:  Khô phàn, Từ thạch, Lang độc, Từ thạch Phụ cũng vật. Tất cả tán bột khi dùng cho vào bông hoặc vải mỏng nhét vào tai. Nhớ dùng với lượng ít.

-Trị băng huyết sau sinh : dùng rễ thủy xương bồ chặt nhỏ, cho 400ml rượu vào chưng còn 200ml  thì uống nóng trong 3 lần.

 – Chữa trúng gió, đàm mê tâm khiếu, nói khó:  dùng kết hợp 8 g thủy xương bồ cùng  8 ga đảng sâm và Đởm nam tinh 10g, Trúc nhự  4g thêm vào 3 lát Sinh khương và 2 quả Đại táo. Sắc uống.

   – Chữa phong thấp đau nhức xương khớp, bụng đầy chậm tiêu: 100 g thủy xương bồ ngâm trong nửa lít rượu và uống. Có thể hãm 40 g trong 1 lít nước sôi để uống.

– Ngoài ra theo những tài liệu khác vị thuốc thạch xương bồ này còn được dùng để trịm phổi nhe, trị cảm cúm, viêm khí quản, trị khó tiêu, viêm Thận, kinh giản điên cuồng và phong hàn tê thấp, dùng cho trẻ hay ói oẹ. Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc viên hoàn.

– Trong y học hiện đại Thủy xương bồ còn được dùng để điều hòa nhịp tim, chữa bệnh dạ dày. Ở Vân Nam (Trung Quốc) người ta còn dùng nó để chữa nhiều chứng bệnh khác như trúng phong hôn mê, đau nhức khớp xương do phong thấp, đau răng, tiêu hoá không bình thường, đau bụng, ỉa chảy, Thủy thũng, lỵ, ghẻ, nấm.

vị thuốc thạch xương bồ

9) Chỉ định:

Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ các trường hợp như âm huyết hư, tinh hoạt, ra mồ hôi nhiều cần thận trọng. Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai.

10) Liều dùng:

Dùng khoảng 8 g mỗi ngày hoặc theo kê đơn riêng của bác sĩ.