Cây ngũ gia bì chữa bệnh gì thì các nghiên cứu y học thời xưa đã chỉ ra nhiều, nhưng ngoài công dụng chữa bệnh thì nó là cây đa tác dụng, có thể sử dụng làm cây cảnh, lọc không khí và cũng được dùng làm dược liệu trong đông y. Cùng chúng tôi tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm, phân bố cũng như những tác dụng nổi trội của loại cây này.

cây ngũ gia bì chữa bệnh gì trong y học

01) Mô tả đặc điềm:

– Cây này còn được gọi bằng những tên khác như cây chân chim, sâm non, cây chân vịt… Đây là loại cây thân gỗ có kích thước nhỏ, trung bình. Cây nhỡ chỉ cao từ 5-10m, cay to cao thì cao đến 15 m. Cây có ruột xốp, cành nhỏ, lá màu xanh.

– Lá cây mọc so le, có cuống dài và kép chân vịt. Mỗi cụm thường có 8 lá chét mép nguyên. Lá có hình bầu dục, ở gốc hơi thon hoặc tròn. Lá dài từ 15-17 cm, rộng 3-6 cm

– Cây có hoa nhỏ, mọc thành chùm và có màu trắng. Trên cuống phụ đôi khi có những bông hoa riêng lẻ. Hoa mọc vào tháng 2-3, quả có đường kính 3-4 mm, có hình cầu khi chín có màu đen. Mỗi quả có 6-8 hạt. quả ra vào tháng 4-5

02) Nguồn gốc, đặc điểm sinh trường và phân bố:

– Đây là loài cây đặc hữu của Đông Dương được cho là có nguồn gốc ở Việt Nam, nó thường mọc hoang ở  vùng rừng núi như ven rừng, chân núi tại các vùng đất có độ cao từ 100-1500 m. Hiện nay cây vẫn có nhiều ở các vùng núi từ Lạng Sơn để Đà Lạt.

– Không chỉ có mặt ở nước ta cây còn có mặt ở nhiều quốc gia châu Á khác như Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kong cây cũng mọc hoang khá nhiều.

– Thảo dược này có tốc độ sinh trường nhanh nên các vùng đồng bằng ở nước ta cũng có thể trông nó. Cây ưa sáng nhưng vẫn chịu được bóng râm và chịu được nhiệt độ thấp. Cây dễ trồng bằng cách dâm cành. Cây ngũ gia bì chữa bệnh gì thì rất nhiều người trồng nó chưa rõ nhưng hiện nay dược liệu được trồng nhiều để trang trí nội thất, văn phòng, lọc không khí làm trong lành môi trường và đuổi muỗi. Các vùng như Nghệ An, thanh hóa còn gọi đây là cây lằng và dùng lá của nó để nấu canh. Món canh lá lằng là đặc sản ở một số nơi ở hai tỉnh này. Hơn thế đây còn là vị thuốc quý được sử dụng nhiều.

cây ngũ gia bì tươi chữa bệnh gì

03) Bộ phân dùng làm thuốc:

– Các bộ phận như vỏ thân có thể sử dụng làm thuốc. Nhưng khí hái làm thuốc tốt nhất nên hái ở những cây có trên 10 năm tuổi. Ngoài ra rễ và lá cây cũng có một số ứng dụng.

Vỏ cây ngũ gia bì khi đã phơi khô

cây ngũ gia bì phơi khô chữa bệnh gì

04 )Thu hoạch và chế biến:

Trên những cây đủ năm tuổi chúng ta chọn các cây và cảnh to khỏe theo kích thước quy định. Quá trình bóc vỏ cần đúng kỹ thuật để tránh làm cây chết và đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.

Vỏ được bóc về rửa sạch và phơi khô trong râm để sử dụng lâu dài. Để vỏ nhanh khô nên cạo sạch lớp bên ngoài, đồ qua, thái miếng, ủ cho thơm rồi mới phơi. Nếu cần có thể dùng sống hoặc rửa qua rượu rồi sao lên. Tốt nhất nên thu hoạch vào mùa xuân hoặc thu.

05) Thành phần hóa học:

– Theo quá trình tìm hiểu cây ngủ gia bì chữa bệnh gì thì các nhà khoa học đã phân tích tính chất hóa học của nó để làm cơ sở cho việc bào chế thuốc chữa bệnh Đông và Tây Y như: trong vỏ thân ngũ gia bì chưa nhiều tinh chất như 09.9-10 % tinh dầu. Vỏ cành và võ rể của cây còn chứa saponin triterpen khi thuỷ phân cho acid oleanic. Ngoài ra trong vỏ của chúng còn có chứa cả chất béo, acid hữu cơ, tanin.

06)Tính, vị và quy kinh, tạng của dược liệu:

– Vỏ cây có vị cay, đắng và hơi thơm mát, tính ôn vào kinh Can, Thận. Vỏ cây có tác  dụng là tăng trí nhớ, mạnh gân cốt, trừ phong thấp. Chữa đau khớp, đau xương, đau thần kinh ngoại biên, chữa phù thũng… Ngoài ra nó cũng được dùng như một vị thuốc bổ giúp ăn ngon và ngủ ngon.

8 công dụng chữa bệnh cây ngũ gia bì khô

07) Tác dụng của dược liệu trong điều trị lâm sàng:

Vỏ thân cây được sử dụng làm vị thuốc điều trị một số bệnh mà chúng ta sẽ tìm hiểu thử vỏ cây ngủ gia bì chữa bệnh gì sau đây khi kết hợp với nhiều dược liệu khác được ứng dụng trong y học cổ truyền được rất nhiều lương y sử dụng bốc cho bệnh nhân.

– Cảm cúm phát sốt , đau họng, sổ mũi: dùng 15 g rễ ngũ gia bì và 35 g cúc vàng sắc uống.
– Do quy kinh can thận nên nó được dùng như bài thuốc hỗ trợ điều trị phong thấp đau nhức xương, té ngã tụ máu sưng đau, tê liệt hoặc gân xương co quắp.

– Riêng với phong thấp đau nhức xương khớp dùng vỏ rễ cây ngâm rượu uống ngày 2 lần mỗi lần 40 ml. Nguyên liệu gồm 180 g rễ và 500 ml rượu.

– Chân sưng đau, cước khí thì dùng ngũ gia bì cùng các vị lõi thông, Hạt cau, Hương phụ, Tử tô, Chỉ xác, Ké đầu ngựa mỗi vị khoảng 8- 16 g sắc uống.
– Hỗ trợ điều trị đàn bà ngứa âm đạo, đàn ông liệt dương, viêm tinh hoàn.

– Trị bạch cầu giảm

– Chữa Phù thũng

– Nước của vỏ cây sắc lên dùng khi say sắn hay giải độc lá ngón.

– Khi giãy xương dùng ngũ gia bì và một số vị thuốc dùng để bó.

– Ngoài vỏ cây ngũ gia bì chữa bệnh gì như trên đả nêu thì rễ nhỏ của loài thảo dược này có thể sắc dạng thuốc và uống hoặc có thể phối hợp cùng một số vị thuốc khác. Ngoài ra người ta cũng dùng dễ cây để làm thuốc bổ hoặc thuốc mát. Lá dùng ngoài trị viêm da dị ứng, eezema, bỏng.

08) Chỉ định cần lưu ý trước khi dùng:

– Không dùng toàn thân làm thuốc mà chỉ dùng vỏ thân, vỏ rễ và rẻ nhỏ.

– Âm hư hỏa không dùng

09) Liều dùng khi điều trị:

– Sau khi tham khảo ở trên thì bạn đọc đã hiểu được cây ngũ gia bì chữa bệnh gì rồi tuy nhiên tùy vào bệnh mà điều chỉnh liều dùng thích hợp. Tuy nhiên mỗi ngày không nên dùng quá 20 g hoặc theo chỉ định riêng của bác sĩ.

– Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc mà nên tìm đến các thầy thuốc chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.