Cây tía tô chữa bệnh gì thì đa phần người dân ta không nắm rõ, dù cho hàng ngày thường sử dụng loài dược liệu này như một loại rau để ăn sống, gia vị chế biến món ăn ngon . Nhưng trong y học mà nha thuoc do thai nam đã được biết nó lại là một vị thuốc quý chữa bệnh, phòng bệnh và là một loài rau làm gia vị ăn ướng rất tuyệt vời cho đến ngày nay. Chính vì thế  nhân dân nên cần tham khảo để biết thêm tất cả dụng của nó để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau mà nhà thuốc chúng tôi giới thiệu bên dưới.

Cây tía tố tươi và hạt đã phơi khô.

cây tía tô chữa bệnh gì hiện nay

1) Mô tả về cây thuốc:

– Tía tô là cây thuộc họ hoa môi thường được gọi bằng những tên khác là tử tô, xích tô. Đây là cây thân thảo cao từ 0,5- 1m. Lá mọc đối, mép có khứa hình răng cưa, hai mặt lá đều có màu tía hay màu xanh lục và có lông nhám. Hoa màu trắng hoặc tím, nhỏ nhắn mọc ở đầu cành. Quả bế hình cầu. Toàn cây có lông và có mùi thơm. Cây thường ra hoa vào khoảng tháng 7-9 và kết quả vào thàng 10-12.

–  Thảo dược này thường được trồng và sử dụng như một loại gia vị. Người ta có thể dùng tía tô để ăn sống, chế biến món ăn…

2) Đặc điểm sinh trưởng và Phân bố:

– Đây là cây ưa sáng và ẩm rất thích hợp với đất thịt, đất phù sa, có khả năng sinh trưởng rất mạnh. Vòng đời của cây khá ngắn, sau khi ra hoa kết quả và già sẽ tự tàn lụi.

– Khi già hạt của cây sẽ tự phát tàn và và đến mùa mưa năm sau khi gặp ẩm xung quanh khu vực cây già đó sẽ mọc lên rất nhiều cây con. Cây được trồng bằng hạt dễ dàng.

– Cây tía tô phân bố rộng rãi khắp nơi từ Ấn Độ sang Đông Á. Ở nước ta do biết cây tía tô chữa bệnh gì nên đã được trồng trên khắp cả nước để làm rau và làm thuốc. Trong các vườn thuốc đông y hoặc các vườn rau ở các gia đình đều có mặt của cây thuốc quen thuộc này vì nó dễ trồng và được sử dụng vào nhiều mục đích. Ngoài ra dược liệu này rất dễ bắt dặp ngoài tự nhiên do chúng thường mọc hoang nhiều ở khắp nơi.

vừa rau trồng tía tô chữa bệnh

3) Bộ phận được sử dụng làm thuốc:

* Để phân biệt cây tía tô chữa bệnh gì thì đông y Đỗ Thái Nam xin phân biệt cho người dân nắm rõ mỗi bộ phận của cây sẽ dùng vào chữa những căn bệnh khác nhau:

-Lá cây (tô diệp) : chứa nhiều tinh dầu và nhiều chất xơ dùng để chữa cảm, dạ dày, gut, mề đay mẫn ngứa và làm đẹp da…

– Cành cây (tô ngạnh): có tác dụng an thai, chữa cảm, cầm nôn…

– Quả ( tô tử) cũng được dùng vào nhiều bài thuốc như giản độc cua cá, tiêu đờm giảm ho…

4) Thu hái và chế biến:

– Lá thường thu hái và mùa hạ là lúc cây xanh tốt, xum xuê nhất. Lá thu về nhặt bỏ lá sâu, hư hỏng, để riêng lá non, rửa sạch và phơi bóng râm hoặc sấy nhẹ cho khô để tiện bảo quản. Sau khi thu hoạch lá thì chăm cho cây tươi tốt, một cây chỉ nên hái 2-3 lần lá.

– Cành thu hoạch sau khi đã thu hoạch lá, thu hoạch về rửa sạch loại bỏ những cành khô, quá già và thái vụn phơi khô.

– Quả thường thu hoạch vào mùa thu ở những cây người ta chủ định duy trì lấy quả. Quả lấy về rửa sạch phơi khô. Quả tía tô sau khi thu hoạch được sao trên lửa nhỏ cho đến khi có mùi thơm hoặc nổ đều thì để nguội cất, khi dùng đập dập hạt ra thì được gọi là tử tô tử sao.

=> Việc thu hái tùy vào từng bộ phận mà có thời điểm phù hợp khác nhau, các bộ phận của cây tía tô chữa bệnh gì thì khi háo thuốc người bốc thuốc cần để riêng ra để tiện cho việc quản lý sử dụng trong công tác khám chữa bệnh hằng ngày.

cây tía tô chữa bệnh gì y học cổ truyền

5) Thành phần hóa học:

– Tinh dầu 0,3-0,5% nó có mùi thơm, vị ngọt nên có nhiều tác dụng trong việc giúp giảm nhiệt, trị cảm, giảm đau ngứa…

 Trong tinh dầu chủ yếu là perillaldehyd, L-perrilla alcohol, limonen, α-pinen, hydrocumin, còn có elsholtziaceton, β-cargophylen, bergamoten và linalool perillaldehyd.

– Citral 20%

– Hạt chứa nước protein dầu béo 45,07%( gồm có acid béo chưa no 3,5-7,6%, oleic 3,9-13,8%, linoleic 33,6-59,4%, acid linolenic 23,3-49%). Ngoài ra còn có thêm N 10,28%, tro 4,64%, acid nicotinic 3,98 mg/100 g.

– Lá còn chứa chứa tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày.

6) Tính, vị, quy kinh:

-Vị cay

-Tính ấm

-Vào kinh: phế, tỳ

7) Tác dụng trong lâm sàng của vị thuốc:

* Từ ngàn xương cây tía tô chữa bệnh gì đã được các lương y khai thác và vận dụng để chữa các bệnh như: phát tán phong hàn, giải uất, hóa đờm, an thai, giải độc. Cành cây dùng để chữa nôn mửa, động thai, ngộ độc cua cá. Lá dùng để chữa ho, cảm, giảm đau, giải độc. Hạt chữa ho, trừ đàm, hen suyễn. Cụ thể nó được áp dụng trong những bài thuốc sau đây:

– Chữa cảm, ho: người ta có thể dùng lá tía tô tươi thái nhỏ và củ hành tươi đập nhỏ cho vào cháo nóng ăn giải cảm.

– Chữa cảm lạnh: sắc lá tía tô lên uống hoặc dùng tía tô kinh giới, hương nhu, lá xả, lá tre nấu với nước để xông.

– Chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi: 120 g Hạt tía tô, 10 g cam thảo nam, vỏ quít 8g cùng 3 lát gừng sắc lên uống nóng 1 lần 1 ngày.

– Chữa đau bụng, đầy chướng: giã nhỏ tía tô cho nước vào vắt lấy nước cho thêm ít hạt muối và và uống.

– Chữa chảy máu do ho cùng với nôn và tiêu chảy: cô tía tô thành cao và uống.

– Chữa mẩn ngứa, làm đẹp da: Vò lát lá tía tô vào nước tắm  còn bã thì đăp vào dùng da bị ngứa.

– An thai: dùng 8 g cành tía tô, đương quy, bạch thược, đảng sâm đều 12 g, xuyên khung, sinh khương, trần bì, đại phúc bì đều 8 g,cam thảo 4 g sắc uống

– Giải độc của cá: vắt lá tía tô uống nước hoặc sắc lá khô uống hoặc sắc nước tái tô với cam thảo, gừng để uống.

vị thuốc cây tía tô chữa bệnh gì

8) Chỉ định:

Các trường hợp biểu hư, tự ra mồ hôi thì không dùng thuốc

9) Liều dùng:

– Qua những thông tin trên người dân đã hình dung được cây tía tô chữa bệnh gì rồi nhưng nếu chưa có kiến thức tốt về chữa bệnh và y học thì mọi người trước khi dùng để bốc thuốc cần có sjự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.