Cây nhân trần chữa bệnh gì là một chủ đề mà nha thuoc do thai nam muốn người dân tham khảo qua nội dung trình bày dưới đây, dược liệu này không chỉ là một thức uống thanh độc, giải nhiệt vào mùa hè mà nó còn là một vị thuốc quý đã được Đông Y vận dụng từ xa xưa và được y học hiện đại nghiên cứu khẳng định.

Lá và hoa cây nhân trần ngoài tự nhiên

 cây nhân trần chữa bệnh gì

1) Mô tả chung:

– Nhân Trần ở Việt Nam trong y học cổ truyền còn được gọi bằng nhiều cái tên khác là hoắc hương núi có họ với hoa mõm chó. Tên khoa học của nó là Adenosma glutinosum. Đây là cây thân thảo, sông lâu năm cao từ 0,3 – 1 m. Thân cây nhỏ có màu tím và trên thân có lông trắng mịn. Lá cây có hình trứng, đầu lá dài và nhọn, mép lá có răng cưa, hai mặt lá có lông mịn. Mặt trên của lá có màu nâu sẫm, mặt dưới có màu nhâu nhạt, gân lá hình lông chim. Phiến lá dài 3-8cm, rộng 1-3,5cm, cuống lá dài 5-10 mm.

– Hoa mọc thành chùm dạng bông và xen kẽ ở lá. Tràng hoa có màu tím, môi trên hình lưỡi, môi dưới xẻ thành năm thùy đều nhau. Quả nang có nhiều hạt nhỏ. Toàn thân cây có mùi thơm dễ chịu.

– Cây nhân trần được mô tả ở trên là cây nhân trần ở Việt Nam. Ngoài ra còn có cây nhân trần bồ bồ và cây nhân trần Trung Quốc tuy có nhiều nơi gọi cùng tên nhưng đặc điểm và công dụng cây nhân trần chữa bệnh gì thì hoàn toàn khác nhau do đó cần chý ý để phân biệt, nhận dạng.

2) Nguồn gốc, đặc điểm sinh học và phân bố:

– Cây dược liệu này sinh sống tại các khu vực ẩm ướt sườn đồi núi, cận kề các khoảng rừng thưa nơi có độ cao từ 300 – 2.000 m.

– Ở nước ta, cây thường mọc hoang ở các vùng ruộng, nương rẫy, đồi núi ở các vùng trung du và miền núi phía bắc và nhiều nhất là tại các tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Bắc Ninh. Cây cũng có mặt ở một số tỉnh miền trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên – Huế và các tỉnh phía nam. Ngoài ra cây còn mọc ở các nước như ở Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc…Nhân trần phân ở nhiều ở vùng nhiệt đới, đất liền và một số đảo lớn ở Châu Á.

3) Bộ phận được dùng làm thuốc:

* Từng bộ phận cây nhân trần chữa bệnh gì sẽ được nhà thuốc Đỗ Thái Nam nêu rõ sau các bạn hiểu được bộ phận nào của cây có thể dùng làm dược liệu chữa bệnh như sau:

– Các bộ phận như thân cây, cành mang lá và hoa của cây đều được thu hoạch và sử dụng làm thuốc.

– Y học cổ truyền đã ghi nhận tác dụng của cây dược liệu này là thanh nhiệt, chữa sốt nóng, tiểu tiện khó giúp bồi bổ sức khỏe, kích thích ăn ngon, và chữa một số bệnh phụ khoa cho phụ nữ.

– Y học hiện đại dùng nó để chữa viêm gan do virus.

4) Thu hoạch và chế biến:

– Người ta thường thu hái cây nhân trần vào mùa hè. Đây là thời điểm cây đang ra hoa. Khi thi hoạch xong người ta đem phơi khô hoặc sấy khô đảm bảo độ ẩm không quá 12 %, tạp chất không quá 1 %.

– Khi phơi tốt nhất nên phơi trong râm còn sấy thì ở nhiệt đội  40oC – 50oC. Nếu phơi sấy ở nhiệt độ quá cao sẽ làm bay mất tinh dầu. Nhân trần phơi xong bảo quản nơi khô ráo.

– Nếu thu hoạch để bán, thu hái xong người ta đem bó thành từng bó khoảng 20 cây lại với nhau thành từng bó dài  20-30 cm, đường kính 5-6 cm, trọng lượng 40-50 g để tiện cho công việc bảo quản, vận chuyển.

cây nhân trần phơi khô

5)Thành phần hóa học của dược liệu:

Cây nhân trần chữa bệnh gì đã được các nhà khoa học chỉ ra bên trong cây có chứa nhiều tính dầu bao gồm pinen, cineol, limonen, anetho ngoài ra chứa thêm một số chất khác như sesquiterpen và Havonoid; coumarin; acid nhân thơm. Nhờ những tinh chất này nên có tác dụng tăng cường sự tiết mật, thúc đẩy tế bào gan tái sinh nhờ đó có tác dụng trong việc giải độc gan  và chữa lành các tổn thương trong gan do bệnh tật sinh ra…

6)Tính, vị và quy kinh, tạng:

– Vị cay

– Tính ôn

– Quy vào kinh can, đớm.

=> Có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật, được dùng để chữa các chứng như  viêm loét da do phong thấp ,hoàng đản, tiểu tiện khó ….

7) Tác dụng điều trị trong lâm sàng:

* Để biết cây nhân trần chữa bệnh gì thì sau những bài thuốc dưới đây bạn đọc sẽ thấy rõ các công dụng của cây trong y học dân tộc:

– Trị hoang đản: dùng 15 g nhân trần sắc uống.

– Trị viêm da, lở loét: sắc nhân trần thật đặc và lấy nước đó để ngâm, rửa chỗ bị tổn thương.

– Chữa viêm da nề, ngứa nhiều : kết hợp các vị nhân trần 30 g, lá sen 15 g sấy khô. Tất cả trộn đều tán bột, mỗi ngày uống 3 g với nước lọc có pha chút mật ong.

– Trị viêm gan cấp hoặc mạn tính và phòng các bệnh do thấp nhiệt gây ra : dùng 30 g nhân trần thái vụn hãm với nước sôi và ủ trong ấm 15 phít , uống thay trà trong ngày. Khi uống có thể cho thêm chút đường phèn.

– Trị viêm gan vàng da cấp tính có sốt: chuẩn bị 300 g nhân trần, 60 g sinh đại hoàng, 30 g trà. Tán vụ các vị trộn đều, mỗi ngày dùng 30 hãm với nước sôi uống thay trà.

– Chữa viêm gan giai đoạn có di chứng như rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đầy bụng chậm tiêu… Dùng nhân trần, mạch nha mỗi vị 500 g, quất bì 250 g. Tất cả sấy khô, tán vụ, dùng 60 g mỗi ngày hãm với nước sôi uống thay trà.

– Phòng chống viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật: nhân trần 150 g, râu ngô 300 g, bồ công anh 150 g. Tán vụ tất cả mỗi ngày hãm với nước sôi 50g uống thay trà.

=> Trên đó là một số bài thuốc mà cây nhân trần chữa bệnh gì khi phối với các loài dược liệu khác sẽ cho ra các bài thuốc khác nhau trong y học dân tộc. Chỉ khi nó kết hợp với các dược liệu này mới phát huy tối đa tất cả các công dụng của nó, góp phần trị rất nhiều căn bệnh hiện nay.

nhân trần còn sống để chữa bệnh

8) Chỉ định:

– Không pha nhân trần cùng với cam thảo.

– Phụ nữ mang thai không được tự ý dùng nhân trần nếu không có sự chỉ định của bác sĩ

– Không nên uống nhân trần hàng ngày thường xuyên khi không có hướng dẫn của thầy thuốc.

9) Liều dùng:

– Mỗi ngày nên dùng 10-15 gr, sắc thuốc để dùng phối với các dược liệu. Dùng để chữa trị bệnh nên theo chỉ định của bác sĩ.