TRÁI KHA TỬ TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH

Tác dụng trái kha tử hay còn gọi là trái Chiêu liêu mà nhà thuốc đỗ thái nam được biết thường sống ở các địa hình bằng phẵng ven bờ sông bờ suối , dọc 2 bên đường đi, ở nơi chân núi có độ cao trung bình 1000 m so với mực nước biển nhưng gặp nhiều ở vùng cao 500 – 800 m. Ở nhiều nơi trái chiêu liêu có thể phân bố đến độ cao 1500 m ( như ở Ấn Độ). Trái kha từ ( chiêu liêu có khả năng tái sinh tốt do có khả năng đâm chồi, thông thường chiêu liêu thường mọc với chiêu liêu đen và chiêu liêu ổi.

Cây được trồng nhiều nơi ở nước ta để làm dược liệu chữa bệnh, trên thế giới cây chiêu liêu thường mọc hoang và trông rất nhiều ở các nước Lào, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc. Trước đây Trung Quốc nhập kha tử từ Việt Nam và ẤN Độ nhưng hiện nay nước này đã trồng được ở các tỉnh: Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam.

tác dụng trái kha tử khi khô

1) Mô tả, nơi trồng, phân bố và phát triển chính:

– Cây chiêu liêu là mộ loài cây dược liệu rất quý loại thân gỗ có độ cao khi trưởng thành từ 15 – 20 m, cuốn ngắn lá mộc đối nhau, quả khi còn non màu xanh, khi chính khô màu nâu vàng nhạt, thịt dày có 5 khía và hình bầu dục, nhọn về 2 đâu.

– Cây khả từ lúc đang phát triển thì ưa nơi bóng mát, nhưng khi đã trưởng thành thì thích nơi sáng, mộc hoang nhiều ở vùng rừng thứ sinh và vùng rừng thưa.

2) Bộ phận dùng làm thuốc:

Tác dụng trái kha tử mà Bộ phận dùng là dược liệu hiện nay là trái chín đã phơi khô hoặc đem sấy. Có một số bài thuốc có thể dùng lá, vỏ của cây.

– Vỏ trái kha tử hơi cứng, khi ngậm 15 phút mới tiết ra một chất có vị đắng, chát, hơi khó nuốt là đặc trưng của kha tử – chất này là một dược liệu chữa ho, viêm họng, khản tiếng, tiêu đờm vô cùng hiệu quả.

3) Thu hoạch và chế biến:

– Cây ra hoa nhiều nhất vào thời điểm tháng 05 – 06 trong năm và trái kha tử được thu hoạch vào thời điểm từ tháng 08 – 11 trong năm. Nên chọn trái chín già có màu vàng ngà, thịt dày chắc đề dùng làm thuốc là tốt nhất, không nên dùng quả non lép vì chất lượng dược liệu thấp.

– Trong đông y kha tử sau khi thu hoạch sẽ đem phơi khô hoặc sấy, sao sơ rồi dùng. Tùy thuộc bệnh lý mà có thể ngậm nguyên trái, đập lấy vỏ bỏ hạt phối với các dược liệu khác để trị bệnh.

tác dụng trái kha tử khi còn xanh

4) Thành phần hóa học:

– Tác dụng trái khả tử mà bộ phần dùng là quả lấy thịt có chứa: Tanin 51.3 % gồm các axit: luteolic, egalic, chebulinic có công dụng là kháng sinh tiêu viêm điều trị nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus); các chất terchebin, Chebutin có trong trái có công dụng chống co thắt cơ trơn (trợ tim mạch, chống ho mất tiếng, chống co thắt dạ dày, ruột để cầm tiêu chảy rất hay…).
– Trong thịt trái kha tử có chứa khoảng 30 % chất là săn da và các tanin tốt trong điều trị bệnh.

– Trong nhân quả của kha tử có chất chống ung thư là chebulanin.

5) Tính và vị của dược liệu:

– Tính ôn:

– Vị chát, chua, đắng.

6) Qui kinh, tạng:

– Khi điều trị trái kha tử thường được quy vào kinh phế và đại tràng nên thường dùng để trị viêm họng, ho, tiêu chảy, lỵ.

7) Tác dụng điều trị trong lâm sàng:

* Trong ứng dụng lâm sàn thì tác dụng trái kha tử đã được chứng minh rất từ ngàn xưa với những công năng chủ trị mà ít ai biết được sẽ được nhà thuốc liệt kê bên dưới đây để mọi người có cái nhìn chung về hiệu quả chữa bệnh của loại thảo dược này.

– Dùng điều trị ho, viêm họng, viêm amidal, tiêu đờm,.

– Dùng điều trị ỉa chảy mạn tính, lỵ mạn tính khi phối hợp với can khương và anh túc xác.

– Dùng để làm cho giọng trong hơn: các Mc hay các ca sĩ thường ngậm loại quả này này để có giọng tốt.

– Chữa ngộ độc thức ăn hay ỉa chảy mãn tính: dùng trái nướng chín rồi bỏ hạt 08 gr + mộc hương 5 gr bột mịn + Hoàng liên 5 gr hòa tất cả lại cho vào nước sôi uống chia làm 3 lần trong ngày.

– Tiêu chảy, đại tiện ra máu, lỵ lâu ngày, thoát giang (sa trực tràng); phế khí hư, ho, suyễn, ho mất tiếng lâu ngày không ngừng; yết hầu đau, tiếng giọng khàn.

– Dùng chiết xuất chất Tanin dùng trong công nghệ thuộc da do có hoạt chất làm săn da.

– Vỏ cây kha tử có tác dụng lợi tiểu và cường tim.

– Tác dụng điều trị di tinh, ra mồ hôi trộm, trĩ, xích bách đới.

trái kha tử khi khô chữa bệnh gì

8) Chỉ định:

– Không dùng kha tử trong trường hợp người bệnh đang bị táo bón, mới cảm ngoại tà.

– Tiêu chảy do cảm lạnh không nên dùng Kha tử.

– Không dùng cho trẻ em nhỏ hơn 1 tuổi.

9) Liều dùng 1 lần điều trị:

– Tùy bệnh tình mà dùng liều lượng bao nhiêu hoặc tùy vào bài thuốc sẽ cho ra một lượng dùng nhất định cho mỗi người.

– Trước khi sử dụng trái kha tử điều trị bệnh thì bệnh nhân nên tới được khám chuyên khoa để biết mà dùng, không được tự ý dùng khi không có chỉ định của thầy thuốc.

=> Đối với những người bị viêm họng hay ho khan mất tiếng khi đi công tác xa nên đem theo trái khả tử đề phòng và chữa bệnh khi thấy triệu chứng đau rát cổ thì nên ngậm 1- 3 trái để phòng và điều trị bệnh sẽ thấy rõ tác dụng trái kha tử trong phòng và điều trị tốt như thế nào về bệnh viêm họng. Thảo dược này hiện này được rất nhiều gia đình cất giữ trong nhà vì thời gian bảo quản rất lâu lên đến  06 – 12 tháng khi để nhiệt độ trong nhà bình thường.