Cây mã đề chữa bệnh gì là đề tài hôm nay nhà thuốc Đông Y Đỗ Thái Nam chia sẽ đến quý đọc giả đang tìm hiểu về loại thảo dược này. Mã Đề có tên khoa học là Chinese plantain/Plantago asiatica L. Ngoài ra nó còn có nhiều tên gọi khác  khác như xa tiền thảo, xa tiền tử, Người dân tộc Tày còn gọi nó là  suma, người thái thì gọi là nhả én dứt.

Đây là loài cây thân cỏ nên dễ sống có thể mọc khắp nơi trên đất nước ta. Sỡ dĩ nó được gọi là Mã Đề bởi từ xa xưa người dân nước ta thường tìm thấy nó mọc hoang ở nơi có vết chân xe ngựa.

Ảnh cây mã đề mọc hoang ngoài tự nhiên

mô tả cây mã đề chữa bệnh gì trong dân gian

1) Mô tả:

Đây là cây thân thảo nhưng sống lâu năm, cây cao khoảng 10-15 cm, phần lớn là lá mọc thành cụm ở gốc, cuống lá dài, lá có hình thìa hoặc hình trứng dài 5-12cm, rộng 3,5 -8cm. Mỗi lá có nhiều gân dọc theo sống lá.

Loài thảo dược này thường ra hoa vào mùa hè trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 8. Hoa lưỡng tính, hoa cao 40-50 cm.

Mã để cũng có quả, trong quả có hạt. Hạt mã đề rất nhỏ chỉ khoảng 1mm có hình bầu dục hoặc hình dẹt . Hạt có màu nâu hoặc tím đen, bóng. Trên hạt có nhiều chấm nhỏ màu trắng.

2) Phân bổ và đặc điểm sinh thái của cây:

– Để tìm được tác dụng cây mã đề chữa bệnh gì thì hiện các nhà y học chưa tìm được nguồn gốc của cây mã đề. Chỉ biết rằng cây mã đề phân bố khắp nơi ở nước ta cũng như các quốc gia khác như Trung quốc, Ấn độ, Thái Lan và nhiều quốc gia thuộc các châu khác nhau. Đây là loại cây ưa ánh sáng nhưng có thể chịu râm vì thế có thể thích hợp với rất nhiều kiểu khí hậu khác nhau. Nhờ đó mà vùng phân bổ cây khá rộng.

Tuy nhiên nó thích hợp và phát triển tốt với đất tơi xốp, không ô nhiễm. Vì dễ trồng nên chúng ta có thể trồng nó ở trong chậu, trong thùng xốp, trên sân thượng hoặc trong vườn nhà đều được.

3) Bộ phận được dùng làm thuốc

– Thân, lá, hạt đều có thể dùng làm dược liệu chữa bệnh.

The images on this page are missing alt attributes.

4) Cách thu hoạch:

Người ta thường thu hoạch lá vào khoảng tháng 4-7, đơn giản cắt lá về sử dụng hoặc phơi khô. Hạt được thu hoạch vào tháng 6-8 . Để lấy được hạt họ cắt bông thật già, phơi khô rồi vò cho hạt tách ra sau đó sẩy sạch lấy hạt. Người ta tiếp tục phơi khô hạt để dễ bảo quản.

5) Thành phần hóa học trong cây mã đề:

Y học hiện đại muốn tìm hiểu cây mã đề chữa bệnh gì đã phân tích các thành phần dược học bên trong của bộ phận cây như sau:

-Lá mã để có: iridoid, acid phenoic, este phenylproraroic của glycosid, majorosid và chất nhầy.

-Hạt mã đề có chứa chất nhầy giàu D-galactose, L-arabinose và acid uronoic (khoảng 40 %), và cả  dầu béo ( acid 9-hydroxy-cis-11-octadecenoic).

– Trong mã đề cũng có nhiêu flavonoid như apigenin, quercetin, scutelarein, baicalein, hispidulin, luteolin-7-glucosid, luteolin-7-glucoronid, homoplantaginin.

– Cùng với đó là các vitamin C, k cùng  aicd cimaric, acid p. coumaric, acid ferulic, acid cafeic, acid clorogenic, caroten…

6) Tính vị kinh quy:

– Cây có vị ngọt, tính lạnh. Được vào 4 kinh can, phế, thận, tiểu trường.

7) Bộ phận của cây được sử dụng vào các việc sau:

Ở nước ta mọi bộ phận của cây mã để đều được sử dụng:

-Lá non được dùng làm rau, được ăn sống chung với các loại rau hoặc được xào, nấu canh. Ở một số nước như Nhật Bản, Nam Mĩ… người ta cùng dùng lá mã đề nón để nấu canh và chế biến các món ăn.

-Các bộ phận khác dùng làm thuốc: theo quan điểm của Đông y mã đề mọc hoang  có tác dụng làm thuốc tốt hơn. Mã đề có vị ngọt và tính lạnh được dùng để điều trị khá nhiều bệnh .

8) Tác dụng trong lâm sàng:

Công dụng cây Mã đề chữa bệnh gì theo Theo GS Đỗ Tất Lợi trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, tác dụng của nó có khá nhiều, có thể kể đến một số tác dụng chính sau đây:

-Lợi tiểu : sắc mã đề làm nước uống sẽ làm lượng nước tiểu tăng, trong nước tiểu , các chất như tiểu lượng urê, acid uric và muối trong nước tiểu đều tăng.

-Chữa ho: mã đề có tác dụng trừ đờm, nó phát huy tác dụng sau uống 3-6 h và chỉ kéo dài tác dụng 6-7 h.

– Chữa cao huyết áp:  mỗi ngày sắc 20-30 g cây mã đề tươi non và uống 3 lần trong ngày.

– Mã đề cũng được dùng như kháng sinh: nước sắc của nó có tác dụng ức chế với một số nhiễm trùng ngoài da. Bởi thế người bị mụn nhọt thường tán mã đề ra để đắp lên cho đỡ viêm tấy và bưng mủ.

Ngoài ra dược liệu này cũng được nhiều người dùng để cầm máu và trị vết thương, bỏng và viêm các mô.

cây mã đề chữa bệnh gì khi phới khô dưới nắng

9) Công dụng: 

– Thông tiểu nên người ta thường sắc uống để lợi tiểu và giải độc có thể.

– Chữa bệnh thận: Dùng lá của mã đề làm thuốc có lợi cho thận và tiết niệu vì nó giúp lợi tiểu, tăng thải trừ urê, acid uric và muối trong thận.

– Theo y học hiện đại mã đề có chứa chất aucubin giúp bảo vệ gan và chống độc. Nó còn được dùng để làm dịu vết côn trùng, chó, rắn …cắn bởi nó có thể hút mảnh vụn và chất độc.

=> Cây Mã đề chữa bệnh gì mà có nhiều trong thành phần rất nhiều bài thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chữa viêm cầu thận cấp tính, chữa tiểu ra máu, chữa sỏi đường tiết niệu, chữa viêm bàng quang cấp tính; chữa ho tiêu đờm, chữa sốt xuất huyết, chữa viêm gan siêu vi trùng…thì chỉ có người thầy thuốc hoặc người đã học qua mới biết được.

10) Chỉ định :

-Cẩn trọng khi dùng mã đề cho các đối tượng sau đây: phụ nữ mang thai

-Không nên dùng mã đề cho người già thận kém, người đái đêm .

-Những người không phải thấp nhiệt nên dùng hạt mã đề thận trọng

-Sử dụng mã đề cần kiêng: rượu, bia, cà phê, các loại gia vị nóng

11) Liều dùng:

Liều dùng 16- 20 g mỗi ngày. Có thể dùng thuốc sắc hay cao thuốc đều được.

=> Như đã giới thiệu ở trên cây mã đề chữa bệnh gì đã được chúng tôi giới thiệu rõ cho mọi người, tuy nhiên khi thảo dược cần được phối với rất nhiều vị thuốc khác để tạo nên 1 bài thuốc trong điều trị bệnh. Cho nên người dân không nên tự ý sử dụng nếu không có cho đồng y của thầy thuốc nhằm bảo đảm sự an toàn trong sử dụng dược liệu.